Posted by : admin 13 tháng 5, 2010

Nguồn gốc của Nhã Nhạc có từ thế kỷ thứ 13, nhưng nó chỉ đạt đến độ mức điêu luyện tại cung đình Huế dưới triều Nguyễn (1802 - 1945). Các vị vua đã dành sự ưu đãi khi ban cho Nhã nhạc một địa vị đặc biệt là âm nhạc chính thức của cung đình - bằng cách đó đã chính thức hóa nó như là biểu tượng về quyền uy và sự trường thọ của triều đại.

Nhã nhạc đã trở thành một phần thiết yếu của quá trình nghi lễ và mỗi năm nó được trình diễn trong toàn bộ thời gian của gần 100 buổi lễ khác nhau. Phong phú về nội dung tinh thần, Nhã Nhạc đã được xem như là một phương tiện liên lạc và bày tỏ tôn kính đến các vị thần linh và bậc đế vương.

Ngày 7-11-2003, Tổng Giám đốc UNESCO - ông Kiochiro Matsuura - chính thức công bố trong buổi lễ được tổ chức tại Paris, UNESCO đã ghi tên 28 kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại lần thứ hai, trong đó có Nhã nhạc Huế. Đây là di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được công nhận.

Album Nhã nhạc cung đình Huế do Hãng Film Phương Nam phát hành năm 2004 :


  1. Tam Luân Cửu Chuyển - Đại Nhạc : Được tấu lên trong lễ cầu Quốc gia hưng thịnh, quốc thái dân an

  2. Ngũ Đối Thượng Ngũ Đối Hạ - Tiểu Nhạc : Hai bài nhạc lễ này được tấu lên khi vua dâng hương tại các lễ tế: Triệu miếu, Thế miếu...

  3. Bài kèn - Đại Nhạc : Đăng đàn đơn, xàn xê, phú lục, kèn chiến, tẩu mã. Được tấu khi vua lạy trong các lễ tế của triều đình

  4. Thoét - Đại Nhạc : Sử dụng trong các lễ vạn thọ, thánh thọ khi xướng các chước tửu, rót rượu

  5. Long Ngâm - Tiểu Nhạc : Tấu lên khi vua dâng hương

  6. Nam Bằng - Đại Nhạc : Sử dụng khi xướng phân hiến và sử dụng cho nhạc Tuồng khi hát Nam Bằng

  7. Nam Ai - Đại Nhạc : Sử dụng cho nhạc Tuồng trong các cảnh phân ly, tiễn biệt, khóc thương tiếc khi có người trong hoàng tộc qua đời

  8. Thập Thủ Liên Hoàn - Tiểu Nhạc : Sử dụng trong yến tiệc khi vua tiếp đãi quốc khách

  9. Bông, Mã Vũ, Mang - Đại Nhạc : Lễ tế khi phân vị các bài nhạc được tấu lên

  10. Phú Lục Địch - Tiểu Nhạc : Tấu khi triều đình tổ chức làm lễ mừng vạn thọ

  11. Du Xuân - Đại Nhạc : 3 bài mã vũ, kèn bóp, tẩu mã được kết hợp gọi là Du Xuân, thường sử dụng cho nhạc tuồng

  12. Phụng Vũ - Tiểu Nhạc : Được tấu lên để múa Phụng Vũ

  13. Đăng Đàn Cung - Đại Nhạc : Được tấu lên khi vua xa giá hồi cung hoặc khi tế đàn Nam Giao - có thể xem như quốc ca hoặc quốc thiều đầu tiên của Việt Nam chúng ta.

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

Xem nhiều nhất

Thể loại

Được tạo bởi Blogger.

Các bài đăng

About

- Copyright © Trang Giải Trí Tổng Hợp -timgicodo- Powered by timgicodo - Designed by Join Canedy -