- Back to Home »
- Con Người , Thế Giới Động Vật »
- Băng Đảng Khỉ ở Ấn Độ - 12/13
Posted by : admin
31 tháng 5, 2012
National Geographic
Monkey Thieves Series 1080i HDTV_KhoHD
Câu chuyện kể về một băng đảng "xã hội đen" gồm 60 tên. Hoành hành ngang dọc khắp mọi con phố, ngóc nghách của Ấn Độ. Chúng gần như là bất trị và làm mọi người dân nao núng khổ sở...ví như một cuộc xâm lăng không gì đỡ nổi!
Phim được biên tập và upload bởi HoaiTrung - KhoHD.blogspot.com. Toàn bộ 12 tập phim kèm đầy đủ phụ đề Việt chuẩn.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thông tin thêm
New Delhi khổ vì khỉ
Hàng ngàn con khỉ Macao, được người dân nuôi dưỡng và cưng chiều, đang sống tốt và sinh sôi. Nhưng chúng lại gây ra nhiều thiệt hại cho thủ đô New Delhi. Nhiều mưu mẹo đã được đưa ra để đối phó với loài vật hiếu động này nhưng đều thất bại.Khỉ dường như đã đem đến một tai họa cho New Delhi. Việc ông Phó Thị trưởng S.S. Bajwa chết hôm 21/10 vừa qua sau khi rơi từ tầng thượng nhà mình xuống vì cố bắt những con khỉ Macao, đã khiến dư luận đặc biệt chú ý đến vấn đề này. Lũ khỉ gần như đã xâm chiếm toàn thành phố: chúng đứng trên những mái nhà, chèo trên cây cối và tường xung quanh của tòa nhà có văn phòng của Thủ tướng, thậm chí còn vào cả trong nhà. Một anh thư ký có lần đã phải đối mặt với một chú khỉ trong toilette của văn phòng Thủ tướng: “Nó không cho tôi cử động, anh kể. Thật may, một nhân viên cảnh sát đã đến và giúp tôi thoát”.
Các bộ trưởng của Ấn Độ thường xuyên không có tivi để xem bởi lũ khỉ đã làm hỏng ăngten parabol. Nghiêm trọng hơn, lũ khỉ đã làm rối loạn các buổi lễ đón tiếp các vị khách mời quan trọng như ông Donald Rumsfeld (hồi ông còn là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ) và ông Sergeï Ivanov (Phó Thủ tướng thứ nhất của Nga). Ngày nay, Ấn Độ đã huy động binh lính và cảnh sát để săn bắt lũ khỉ giống như để bảo vệ các quan chức chống lại các vụ tấn công khủng bố.
Ngày 14/3, Tòa án tối cao đã cho Tòa thị chính New Delhi 3 tháng để giải tán lũ khỉ trong thành phố. Nhưng chính quyền đã không làm được gì nhiều. Bà Meera Bhatia, luật sư và là tác giả của bản báo cáo về “mối đe dọa của khỉ” cho Tòa án tối cao, giải thích: “Lũ khỉ tấn công cả các bệnh nhân khi họ từ xe cứu thương đến cổng bệnh viện và giật dụng cụ truyền nước để uống”.
Trước hàng loạt những lời chỉ trích của người dân, các phương tiện thông tin đại chúng và cả tòa án, chính quyền thành phố đã phải đưa ra giải pháp: “Từ tháng 5 đến nay, chúng tôi đã bắt được 1.250 con khỉ, trong số đó những ngày vừa qua bắt được 450 con”, Thị trưởng New Delhi Arti Mehra cho biết.
Nhưng theo lời một bác sỹ thú y trong thành phố, ông V.K. Singh, thì tấn công lũ khỉ không phải là việc của tòa thị chính: “Luật về động thực vật hoang dã ở Ấn Độ xếp loài khỉ Macao Rh này vào hàng động vật quý hiếm, vì thế không thuộc thẩm quyền của các thành phố. Chúng ta chỉ có thể quan tâm đến các con vật nuôi. Để giải quyết vấn đề đặt ra bởi lũ khỉ, tòa án đã đề nghị các cơ quan cấp thành phố hợp tác để “mang” lũ khỉ tới khu bảo tồn thiên nhiên ở Assola Bhatti, gần Mehrauli”.
Thủ tướng Singh thì cho rằng chính người dân New Delhi đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của những con khỉ Macao: “Họ cho chúng ăn, yêu quý chúng, và còn phô chúng ra”.
Những cố gắng của chính phủ nhằm giảm số khỉ xuất hiện bất ngờ đều đã thất bại, chủ yếu là vì không tiên đoán được hết. Năm 1987, nhiều máy siêu âm nhằm xua đuổi lũ khỉ đã được lắp đặt ở các tòa nhà trong thành phố, nhưng chúng chỉ giảm đi chút ít. Năm 2002, Phòng Môi trường đã chi 28.000 euro để xây dựng một khu dành riêng cho lũ khỉ được thành phố bắt về. Nhưng theo bà Sonya Ghosh, thành viên sáng lập ra một tổ chức bảo vệ động vật mang tên Citizens for the Welfare and Protection of Animals, “khu Rajokri này đã đổ nát. Lũ khỉ đánh nhau và thường giết hại lẫn nhau”.
Việc dùng một giống khỉ khác, gọi là langur, để đuổi những con khỉ Macao đi, lại tạo ra một thảm họa: những con khỉ langur chỉ làm cho khỉ Macao phân tán rộng ra. Ban đầu chỉ ở trong một vài phố, đến nay, chúng đã có mặt ở khắp nơi. Giờ mật độ khỉ trong các khu dân cư đã tăng đến 60-65% so với năm 1987.
Đầu năm nay, Bộ Môi trường đã đề nghị dành hẳn cho lũ khỉ 40-80 ha đất ở Asola-Bhatti (một khu bảo tồn thiên nhiên ở phía Nam bang Delhi); 1.500 vị “khách trọ” đã bỏ Rajokri đến đây. Nhưng cả ở đây, mọi việc đã diễn ra không suôn sẻ: bức tường vây quanh chỉ cao 4,5m, lũ khỉ đã bắt đầu thoát được ra ngoài và tấn công vào người dân những khu làng lân cận.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Giặc khỉ” tại Ấn Độ
Từ năm 2009 đến đầu năm 2011, tôi sống trong một barsati (căn nhà trên nóc) ở phía nam New Delhi, có một sân thượng rộng. Lúc mới đến, khung cảnh có vẻ buồn chán và trống trải, nên tôi trồng các loại cây kiểng cho vui mắt. Rồi bọn khỉ kéo đến, từ 5 - 10 con. Chúng đập vỡ chậu, ăn cả lá và nụ. Thoạt đầu chúng đến vào ban đêm, sau đó ngay cả buổi sáng, gây náo loạn đến mức tôi thường thức dậy trong kinh hãi.
Sau cái chết của Bajwa, thị trưởng Aarti Mehra bắt đầu chú ý vấn đề này, khi nói thành phố chỉ có năm nhân viên phụ trách “cai trị” đến 20.000 con khỉ. Và khiển trách tín đồ giáo phái Hanuman, thờ thần khỉ, thường xuyên cho chúng ăn trên đường phố. Một tháng sau, một con khỉ lang thang trong công viên tấn công 25 người chỉ trong một ngày cuối tuần. Nhật báo Hindustan Times lên tiếng báo động: Giặc khỉ xâm lược!
Từ đó, thành phố gia tăng nhân viên thu gom khỉ, nay đã lên con số 50 người. Bọn khỉ bị bắt được nhốt tại Asola, vùng ngoại ô New Delhi. Iqbal Malik là nhà nghiên cứu về khỉ nổi tiếng nhất Ấn Độ. Khi nhìn thấy quân số khỉ tại New Delhi tăng vọt trong những năm 1990, đã không kinh ngạc. Cuối thập niên 1980, tại pháo đài Tughlaqabad, New Delhi, bà nghiên cứu về khỉ và chia chúng thành hai nhóm để so sánh. Nhưng chẳng bao lâu sau, chúng biến mất hết. Bà phát hiện chúng bị thành phố bắt. Các gia đình khỉ bị chia cắt. Mẹ ra đi, con ở lại, bố không thể chăm sóc chúng. Hỗn loạn này chia cắt bầy khỉ làm hai, rồi bốn... Sau đó, chúng xông vào nhà dân để kiếm ăn.
Iqbal Malik cũng tìm thấy nguyên nhân đầu tiên: từ khi Ấn Độ độc lập năm 1947, mỗi năm có khoảng 20 - 50 ngàn con khỉ đực rhésus được bán sang Hoa Kỳ để làm thí nghiệm khoa học. Chúng được nhốt trong vùng New Delhi. Khi đó các gia đình khỉ bị ly tán. Năm 1978, Ấn Độ cấm xuất khẩu sang Hoa Kỳ, sau khi phát hiện chúng không chỉ được dùng để làm thí nghiệm y học, mà còn vào mục đích quân sự, vi phạm hiệp ước thỏa thuận giữa hai nước. Mãi đến năm 2007, chính quyền thành phố mới chú ý đến chúng và lùa về Asola. Đó là một trại giam. Và chuyện sổng chuồng luôn xảy ra. Chẳng có gì ngạc nhiên khi chúng có mặt trên đường phố. Thoạt tiên, chúng vào các làng mạc có nhiều thức ăn. 50% dân số New Delhi bị khỉ cắn tối thiểu một lần trong đời. Bác sĩ Samar Sarkar tại Fatehpur mỗi ngày chữa trị cho tối thiểu 10 người bị khỉ cắn.
Dân chúng bị cấm vào vùng Asola. D.M. Shukla, phụ trách gom thu khỉ tại New Delhi, cho biết từ năm 2007 đã có 13.537 con bị tống giam, nhưng chúng thường xuyên trốn thoát.
Giáo phái Hanuman có thể đặt thức ăn cho chúng tại hai ngôi đền Connaught và Yamuna Bazar, sau đó chính quyền mang đến tận Asola. Nếu không đủ, họ sẽ bổ sung thêm. Iqbal Malik đề ra một kế hoạch chi tiết để bảo vệ khỉ nhưng không ai nghe lời bà. Vì thế chúng cứ sổng chuồng liên tục. Chính bà cũng không được phép vào khu trại giam này. Sonya Ghose, thành viên một hiệp hội bảo vệ súc vật, nằm trong ủy ban giám sát vận chuyển. Theo bà, hiện nay còn 5.000 con khỉ trong thành phố New Delhi phải thu gom.
Với dân chúng tiếp tục bị những “người khách không mời” này quấy rối, vấn đề không thể giải quyết được. Cuối năm 2010, bác sĩ Pratul Sharma cố giải thích cho con trai mình biết: có thể đối xử như thế nào để không bao giờ bị khỉ cắn. Đang nói say mê, con khỉ phóng vào người ông đớp một cú vào cánh tay chảy máu lai láng. Bây giờ, con tôi rất sợ đi ngoài đường, vì có thể bị khỉ tấn công bất cứ lúc nào.
Tại Ấn Độ, thần khỉ được dân nông thôn tôn thờ rất phổ biến, vì khả năng bảo vệ lãnh thổ, tượng trưng cho sức mạnh của người chiến binh. Sau bò cái và rắn, khỉ là con vật linh thiêng được tôn thờ trong Ấn giáo. Nhiều bức tượng thần khỉ Hanuman được dựng bên vệ đường để che chở khỏi bị tai nạn giao thông. Bức tượng tại thành phố Paritala ở miền nam Ấn Độ, cao đến 41m.