Posted by : admin 12 tháng 6, 2013


Một số nhà phát minh nghiệp dư thường cố công đi tìm thứ động cơ vĩnh cửu, và đồ án của họ quy về một điều như sau: nối động cơ điện với dyamo bằng dây cua roa, rồi lấy dây điện nối từ dyamo tới động cơ…

Nếu làm cho dyamo chuyển động trước thì điện do nó sản xuất ra sẽ truyền tới động cơ điện và làm cho động cơ điện chuyển động, thế nhưng năng lượng do động cơ điện sản xuất ra sẽ qua dây cua roa truyền tới trục dyamo làm cho dyamo chuyển động. Thế là, nhà phát minh cho rằng hai cái máy đó sẽ vận chuyển lẫn nhau, và chuyển động cứ tiếp tục mãi mãi, cho đến khi cả hai máy đều mòn mới thôi.


Với các nhà phát minh thì ý nghĩa đó quả là rất hấp dẫn, nhưng trên thực tế cho thấy rõ ràng trong điều kiện ấy, cả hai máy đều không làm việc được.

Hãy cứ cho rằng hiệu suất của mỗi máy đều là 100% đi nữa, chúng ta cũng chỉ có thể làm cho chúng chuyển động vĩnh viễn theo phương pháp nói trên trong điều kiện hoàn toàn không có ma sát. Hai cái máy nối với nhau như trên (theo ngôn ngữ của các kỹ sư thì gọi là “máy liên hợp”) về thực chất là một cái máy, phải tự mình làm cho mình chuyển động. Trong trường hợp không có ma sát, máy liên hợp mới có thể chuyển động vĩnh viễn được giống như bất kỳ một ròng rọc nào đó, nhưng sự chuyển động này hẳng có ích lợi gì hết: bởi vì, hễ bạn bắt loại “động cơ” này thực hiện một công bên ngoài là lập tức nó dừng lại ngay. Cho nên, ở đây chỉ có thể nói đến “chuyển động vĩnh cửu” chứ không có “động cơ vĩnh cửu”. Còn khi có ma sát thì máy liên hợp hoàn toàn không chuyển động được.

Điều kỳ lạ là, những người bị lôi cuốn vào ý nghĩ đó lại không nghĩ tới việc thực hiện ý nghĩ theo một cách đơn giản hơn: nối hai ròng rọc nào đó với nhau bằng dây cua roa rồi quay một ròng rọc. Dựa theo logic của việc nối các máy móc vừa nói ở trên, chúng ta cũng cần hy vọng rằng ròng rọc thứ nhất làm quay ròng rọc thứ hai, rồi cái thứ hai sẽ lại làm quay cái thứ nhất. Cũng có thể dùng một ròng rọc thôi: khi ta quay nó thì phần bên phải sẽ làm quay phần bên trải của nó, rồi sự chuyển động của phần bên trái sẽ duy trì chuyển động của phần bên phải… Sự vô nghĩa trong hai trường hợp sau này quá rõ rệt, nên chẳng ai thích những đồ án tương tự như thế nữa. Xét cho cùng, cả ba “động cơ vĩnh cửu” ở trên đều xuất phát từ cùng một ý nghĩ sai lầm.

Nguồn tin: (Theo Kiến Thức Ngày Nay)

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

Xem nhiều nhất

Thể loại

Được tạo bởi Blogger.

Các bài đăng

About

- Copyright © Trang Giải Trí Tổng Hợp -timgicodo- Powered by timgicodo - Designed by Join Canedy -