- Back to Home »
- xa-hoi »
- Đón tết cổ truyền theo dương lịch: Sự chuyển dịch đang mạnh mẽ
Posted by : admin
06 tháng 1, 2014
Tiến sỹ Nguyễn Ánh Hồng cho rằng, đã có sự thay đổi trong cách chơi Tết Nguyên đán của người dân Việt Nam.
Trước quan điểm nên đón tết Cổ truyền theo tết dương lịch cùng thế giới trong thời đại hội nhập hiện nay của GS. Võ Tòng Xuân được đăng tải trên VTC thời điểm trước Tết Quý Tỵ 2013, PV VTC News đã có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Nguyễn Ánh Hồng - Trưởng khoa Văn hóa và phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên Tuyền.
Tiên sĩ Nguyễn Ánh Hồng - Trưởng khoa Văn hóa và phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tiến sỹ Nguyễn Ánh Hồng chia sẻ, tiến sỹ rất ủng hộ động cơ, mục đích và thiện chí của giáo sư Võ Tòng Xuân khi đưa ra quan điểm nên đón tết Cổ truyền theo tết dương lịch cùng thế giới.
"Cũng xuất phát từ mục đích muốn tiết kiệm thời gian, kinh tế, đưa đất nước hội nhập và tiên tiến hơn nên giáo sư Võ Tòng Xuân đã đề xuất quan điểm trên. Bản thân tôi rất ủng hộ mục đích đó của Giáo sư", bà Hồng nêu quan điểm.
Tuy nhiên, tiến sỹ Nguyễn Ánh Hồng cho rằng, việc đón Tết âm lịch theo Tết dương lịch cùng thế giới là không khả thi.
Trong cuộc trao đổi với PV, tiến sỹ Hồng đã đưa ra nhiều lý do để chứng minh cho điều đó.
Thứ nhất, vị trí Tết Nguyên đán trong đời sống của người dân Việt Nam đã rất vững chắc, rất khó để thay đổi. Thứ hai, Tết Nguyên đán của người dân Việt Nam gắn liền với quan điểm vũ trụ, nhân sinh.
Thứ ba, Tết Nguyên đán là dịp để mỗi người con đất Việt thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, là dịp để con cái thể hiện lòng hiếu thảo với bố mẹ, tưởng nhớ đến những người đã khuất, cũng là cơ hội để con người xích lại gần nhau hơn.
Thứ tư, Tết Nguyên đán làm sống lại bảo tàng lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong đó, văn hóa ẩm thực truyền thống có cơ hội được trưng diện khi nhà nhà làm mâm cố cúng Tết, chuẩn bị những món ăn truyền thống...
Đó là những lý do mà tiến sỹ Nguyễn Ánh Hồng đưa ra để chứng minh rằng Tết cổ truyền không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt Nam.
Đã có những thay đổi trong cách chơi
'Tết Nguyên đán của người Việt Nam Tuy nhiên, tiến sỹ Hồng cho biết: "Trong những năm gần đây, đã có sự thay đổi trong cách thụ hưởng Tết cổ truyền của người dân Việt Nam. Cách chơi Tết của chúng ta đã có những thay đổi rõ rệt và dễ dàng nhận thấy điều đó.
Tôi dẫn chứng, nếu mỗi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán ngày trước chúng ta được nghỉ 7 ngày, thì sẽ dành trọn vẹn 7 ngày đó cho gia đình, vui chơi cùng bạn bè họ hàng, thăm hỏi nhau. Nhưng những năm gần đây, xu hướng sử dụng những ngày nghỉ Tết để đi du lịch, khám phá cuộc sống đã thực sự lên ngôi.
Nhiều gia đình sử dụng một nửa số ngày nghỉ Tết để thực hiện các chuyến du lịch cùng gia đình. Qua đó có thể thấy, người dân đã thay đổi cách chơi Tết cổ truyền theo hướng hiện đại và hội nhập hơn, đặc biệt ở thế hệ trẻ".
Hiện nay, việc đón Tết cổ truyền của người dân Việt Nam cũng không rậm rịch và tốn thời gian như trước nữa. Khi cuộc sống càng hiện đại, khoa học kỹ thuật tân tiến, người dân đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong công đoạn chuẩn bị đón Tết nguyên đán.
"Thực phẩm được cung cấp đầy đủ trong các siêu thị, thói quen sửa sang lại nhà cửa của người dân cũng không mất nhiều thời gian khi khoa học kỹ thuật đã phát triển. Hơn nữa, quỹ thời gian của người dân cũng không có nhiều để chuẩn bị Tết như trước", tiến sỹ Hồng nói.
Cũng theo tiến sỹ Nguyễn Ánh Hồng, những ngày Tế cổ truyền xưa người dân sẽ dành nhiều thời gian ra đình làng, hay các hoạt động tập thể ở địa phương, nhưng hiện nay đang chuyển dịch sang những không gian mở hơn. Cụ thể, các hoạt động đón Tết được người dân tổ chức rộng rãi, tận hưởng niềm vui ngày Tết bằng nhiều cách khách nhau: gặp gỡ bạn bè, du lịch, thậm chí là dùng quỹ thời gian nghỉ vào những việc có ích cho bản thân.
"Dù ăn Tết tây hay Tết ta, quan trọng là một cái Tết lành mạnh, ý nghĩa, mỗi người cần biết sử dụng quỹ thời gian trong những ngày nghỉ Tết một cách hơp lý nhất, để cái Tết thêm phần ý nghĩa", tiến sỹ Nguyễn Ánh Hồng nhấn mạnh.