- Back to Home »
- ban-tre , tam-su »
- Vợ chồng "chiến tranh lạnh"
Posted by : admin
17 tháng 1, 2014
Để làm tan chảy cuộc chiến tranh lạnh của vợ chồng, mỗi phụ nữ đều dắt theo những bí quyết sau trong suốt cuộc chiến dai dẳng.
Để làm tan chảy cuộc chiến tranh lạnh của vợ chồng, mỗi phụ nữ đều dắt theo những bí quyết sau trong suốt cuộc chiến dai dẳng. Trong cuộc sống, bất cứ cặp vợ chồng nào cũng không tránh khỏi những lúc va chạm. Và nhiều cuộc va chạm lên đến cực đỉnh sẽ dẫn đến "Chiến tranh lạnh".
Lúc này "cái tôi" của bản thân mỗi người luôn đề cao. Ai cũng cao ngạo với niềm kiêu hãnh cá nhân và quên đi cảm xúc thực sự của mình. Chính vì vậy, để làm tan chảy cuộc chiến tranh lạnh, mỗi người phụ nữ dưới đây thường sử dụng nhiều "chiêu" khéo léo khác nhau để chấm dứt việc này.
"Tôi là người im lặng và đi ra ngoài mua sắm"
Đây là chiêu Thanh Thùy, 28 tuổi (Viên chức nhà nước) thường áp dụng mỗi khi vợ chồng giận nhau.
Thanh Thùy, 28 tuổi
Từ khi yêu và lấy nhau đã 3 năm dù 2 vợ chồng Thùy rất ít khi cãi nhau hay giận dỗi nhưng vẫn không tránh khỏi sự va chạm bởi tính mình luôn sống tình cảm, còn anh do đặc thù công việc nên sự quan tâm dành cho gia đình rất ít.
"Bình thường thì vợ chồng mình rất vui vẻ, yêu thương chiều chuộng nhau. Nhưng sau khi cãi cọ thì mình thường là người im lặng. Những lúc như thế, mình hay lẳng lặng đi ra ngoài mua sắm. Còn những ngày đi làm thì gần như chiều tối về ăn uống xong xuôi ai làm việc người ấy và mình cấm vận luôn cả "chuyện ấy".
Những lúc vợ chồng chiến tranh lạnh, là vợ mình thường không giận lâu và thẳng thắn chia sẻ với chồng. Bởi mình cho trong tình trạng "chiến tranh lạnh" thường gây ức chế về mặt tâm lý cho cả hai vợ chồng. Nếu tình trạng này quá đà, sẽ một trong những nguy cơ làm phá vỡ hạnh phúc gia đình. Cho dù tình huống nào, hai vợ chồng cũng nên trao đổi với nhau để tìm ra cách giải quyết, hướng đi chung và cũng để vợ chồng hiểu nhau hơn"
"'Tuyệt ngôn', việc ai nấy làm và trao đổi thông tin ra giấy"
Với chị Việt Nga, 33 tuổi (Nhân viên ngân hàng) lấy nhau đã gần 5 năm nhưng vợ chồng chị cũng trải qua vài lần chiến tranh lạnh.
Chị kể: "Mỗi lần chiến tranh xảy ra, hai vợ chồng nằm hai giường khác nhau, không hỏi nhau và mặc kệ ai muốn làm gì thì làm. Lần gần đây nhất, vợ chồng mình chiến lạnh do tính hay quên của chồng. Chẳng là trước khi đi làm mình có nhờ anh xã phơi hộ quần áo trong máy giặt. Đến chiều về quần áo vẫn còn nằm im lì trong máy. Biết sai nhưng anh xã "chẳng nói chẳng rằng với vợ một câu". Bực mình, mình cũng thực hiện chiến tranh lạnh luôn.
Việt Nga, 33 tuổi
Từ đó mọi chuyện trong nhà, hai vợ chồng mình "tuyệt ngôn". Nếu có trao đổi thông tin thì ghi ra giấy, dán ở phòng ăn, việc ai người nấy làm.
Sau khi thấy tình hình này kéo dài không ổn, biết tính vợ giận lâu, anh xã bí mật mua hoa tặng mình, có hôm lại vào bếp giúp mình. Nghe anh xã thầm thì: 'Tại anh hết, lần sau anh rút kinh nghiệm, bà xã bỏ qua cho anh lần này nha', mình lại cười giải hoà. Xong xuôi đâu đấy anh mới thủ thỉ: vợ chồng có lúc giận nhau nhưng mà cứ chiến thuật mặt lạnh như tiền của bà xã anh sợ chết khiếp" .
Theo chị Nga tâm sự: "Vợ chồng thì không thể tránh khỏi cãi vã, xô xát và "chiến tranh lạnh". Mỗi lần như vậy sẽ gây ức chế về mặt tâm lý cho cả hai vợ chồng. Nếu tình trạng này quá đà, sẽ là một trong những nguy cơ làm phá vỡ hạnh phúc gia đình. Vì thế, cho dù tình huống nào, hai vợ chồng cũng nên trao đổi với nhau để tìm ra cách giải quyết, hướng đi chung và cũng để vợ chồng hiểu nhau hơn".
"Anh xã có độ lì cao nên mình phải tự làm lành trước"
8 năm hôn nhân, thỉnh thoảng với vợ chồng chị Nguyễn Tú Anh (leader CSKH một công ty truyền thông) dù hạnh phúc nhưng cũng nhiều lần chiến tranh lạnh. Lý do phần lớn là do anh xã chị hay đi ăn nhậu và say khướt khi về.
Mỗi khi vợ chồng chiến tranh lạnh: "Mình sẽ không thèm nói, coi như không nhìn thấy "lão chồng", không chăm sóc như mọi khi. Mình chẳng sạc điện thoại hộ vào buổi tối, cất hộ ví, nhặt quần áo bẩn vào sọt giặt... Anh xã mình cũng im lặng luôn. Tóm lại cả 2 cùng im lặng, không nói chuyện với nhau, không chat, không điện thoại...".
Chị Nguyễn Tú Anh
Vì anh xã có độ lì rất cao nên phần lớn chị Tú Anh tự phải xử lý trong chiến tranh lạnh vợ chồng: "Mình tự làm lành, nói chuyện trước. Nếu chán chiến tranh rồi thì hôm sau đi làm mình sẽ gọi điện hỏi vu vơ kiểu như: tối anh có về ăn cơm không, hoặc buôn chuyện vớ vẩn của con giai khi đưa đi học. Và rồi vợ chồng lại làm hòa".
Theo người phụ nữ đã có 8 năm hôn nhân này chia sẻ thì: "Mỗi cuộc chiến tranh lạnh của vợ chồng xảy ra thường không có lợi vì dễ đẩy vợ chồng xa nhau và gây trạng thái buồn bực khi đi làm. Chính vì thế, vợ chồng mình chưa khi nào chiến tranh lạnh quá 2 ngày cả".
"Nhờ con là người đưa tin"
Hồng Hạnh, 29 tuổi (Cán bộ công chức) rất khổ sở mỗi khi vợ chồng chiến tranh lạnh dù cũng đã trải qua gần 5 năm hôn nhân.
Theo Hạnh, vợ chồng cô có thể chiến tranh lạnh chỉ vì khi sự việc rất đơn giản: "Ngoài giờ đi làm việc nhà nước, mình một nách hai con nhỏ. Trong khi đó, chồng mình rất ham bù khú cùng bạn bè, nên thời gian dàng cho gia đình rất ít. Mình hiểu bản chất của anh là người đàn ông chăm lo cho gia đình, thương vợ con, hết mực chiều vợ con song những khi nào có bạn bè rủ, anh như tàu hỏa nhập ma quên hết mọi việc.
Thế là vợ chồng mình bắt đầu cãi cọ nhau và "chiến tranh lạnh" của vợ chồng mình bắt đầu tái diễn. Cuộc chiến nào cũng thường kéo dài hàng tuần mới làm lành vì ai cũng có lòng tự trọng nên không ai chịu xuống nước trước".
Hồng Hạnh, 29 tuổi
Hạnh cũng tâm sự: "Mỗi khi chiến tranh lạnh xảy ra, lúc nào mình cũng cảm thấy ngột ngạt, buồn bã, căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu nhức óc. Đã thế, khi chiến tranh lạnh, nhiều lúc con khóc ông xã mặc kệ không đoái hoài gì. Vì thế mình càng tức điên lên.
Khổ nhất là những lúc vợ chồng phải đối diện với bố mẹ chồng (chúng mình ở với ông bà). Do không muốn để các cụ biết, nên mỗi khi ăn cơm mình phải cố tỏ ra không có gì. Sau khi 2 đứa đối diện thì vẫn mặt nặng mày nhẹ, không ai nhường ai...".
Trong quãng thời gian này, vợ chồng mình không nói với nhau câu nào, cần trao đổi thì nhắn tin qua điện thoại, hoặc biến con cái thành người đưa tin. Những lúc như thế, con lại hay thắc mắc hỏi: 'Sao bố mẹ không hỏi nhau?'. Thương con, vợ chồng mình lại ngồi lại với nhau để nói chuyện sai trái".
Lúc này "cái tôi" của bản thân mỗi người luôn đề cao. Ai cũng cao ngạo với niềm kiêu hãnh cá nhân và quên đi cảm xúc thực sự của mình. Chính vì vậy, để làm tan chảy cuộc chiến tranh lạnh, mỗi người phụ nữ dưới đây thường sử dụng nhiều "chiêu" khéo léo khác nhau để chấm dứt việc này.
"Tôi là người im lặng và đi ra ngoài mua sắm"
Đây là chiêu Thanh Thùy, 28 tuổi (Viên chức nhà nước) thường áp dụng mỗi khi vợ chồng giận nhau.
Thanh Thùy, 28 tuổi
Từ khi yêu và lấy nhau đã 3 năm dù 2 vợ chồng Thùy rất ít khi cãi nhau hay giận dỗi nhưng vẫn không tránh khỏi sự va chạm bởi tính mình luôn sống tình cảm, còn anh do đặc thù công việc nên sự quan tâm dành cho gia đình rất ít.
"Bình thường thì vợ chồng mình rất vui vẻ, yêu thương chiều chuộng nhau. Nhưng sau khi cãi cọ thì mình thường là người im lặng. Những lúc như thế, mình hay lẳng lặng đi ra ngoài mua sắm. Còn những ngày đi làm thì gần như chiều tối về ăn uống xong xuôi ai làm việc người ấy và mình cấm vận luôn cả "chuyện ấy".
Những lúc vợ chồng chiến tranh lạnh, là vợ mình thường không giận lâu và thẳng thắn chia sẻ với chồng. Bởi mình cho trong tình trạng "chiến tranh lạnh" thường gây ức chế về mặt tâm lý cho cả hai vợ chồng. Nếu tình trạng này quá đà, sẽ một trong những nguy cơ làm phá vỡ hạnh phúc gia đình. Cho dù tình huống nào, hai vợ chồng cũng nên trao đổi với nhau để tìm ra cách giải quyết, hướng đi chung và cũng để vợ chồng hiểu nhau hơn"
"'Tuyệt ngôn', việc ai nấy làm và trao đổi thông tin ra giấy"
Với chị Việt Nga, 33 tuổi (Nhân viên ngân hàng) lấy nhau đã gần 5 năm nhưng vợ chồng chị cũng trải qua vài lần chiến tranh lạnh.
Chị kể: "Mỗi lần chiến tranh xảy ra, hai vợ chồng nằm hai giường khác nhau, không hỏi nhau và mặc kệ ai muốn làm gì thì làm. Lần gần đây nhất, vợ chồng mình chiến lạnh do tính hay quên của chồng. Chẳng là trước khi đi làm mình có nhờ anh xã phơi hộ quần áo trong máy giặt. Đến chiều về quần áo vẫn còn nằm im lì trong máy. Biết sai nhưng anh xã "chẳng nói chẳng rằng với vợ một câu". Bực mình, mình cũng thực hiện chiến tranh lạnh luôn.
Việt Nga, 33 tuổi
Từ đó mọi chuyện trong nhà, hai vợ chồng mình "tuyệt ngôn". Nếu có trao đổi thông tin thì ghi ra giấy, dán ở phòng ăn, việc ai người nấy làm.
Sau khi thấy tình hình này kéo dài không ổn, biết tính vợ giận lâu, anh xã bí mật mua hoa tặng mình, có hôm lại vào bếp giúp mình. Nghe anh xã thầm thì: 'Tại anh hết, lần sau anh rút kinh nghiệm, bà xã bỏ qua cho anh lần này nha', mình lại cười giải hoà. Xong xuôi đâu đấy anh mới thủ thỉ: vợ chồng có lúc giận nhau nhưng mà cứ chiến thuật mặt lạnh như tiền của bà xã anh sợ chết khiếp" .
Theo chị Nga tâm sự: "Vợ chồng thì không thể tránh khỏi cãi vã, xô xát và "chiến tranh lạnh". Mỗi lần như vậy sẽ gây ức chế về mặt tâm lý cho cả hai vợ chồng. Nếu tình trạng này quá đà, sẽ là một trong những nguy cơ làm phá vỡ hạnh phúc gia đình. Vì thế, cho dù tình huống nào, hai vợ chồng cũng nên trao đổi với nhau để tìm ra cách giải quyết, hướng đi chung và cũng để vợ chồng hiểu nhau hơn".
"Anh xã có độ lì cao nên mình phải tự làm lành trước"
8 năm hôn nhân, thỉnh thoảng với vợ chồng chị Nguyễn Tú Anh (leader CSKH một công ty truyền thông) dù hạnh phúc nhưng cũng nhiều lần chiến tranh lạnh. Lý do phần lớn là do anh xã chị hay đi ăn nhậu và say khướt khi về.
Mỗi khi vợ chồng chiến tranh lạnh: "Mình sẽ không thèm nói, coi như không nhìn thấy "lão chồng", không chăm sóc như mọi khi. Mình chẳng sạc điện thoại hộ vào buổi tối, cất hộ ví, nhặt quần áo bẩn vào sọt giặt... Anh xã mình cũng im lặng luôn. Tóm lại cả 2 cùng im lặng, không nói chuyện với nhau, không chat, không điện thoại...".
Chị Nguyễn Tú Anh
Vì anh xã có độ lì rất cao nên phần lớn chị Tú Anh tự phải xử lý trong chiến tranh lạnh vợ chồng: "Mình tự làm lành, nói chuyện trước. Nếu chán chiến tranh rồi thì hôm sau đi làm mình sẽ gọi điện hỏi vu vơ kiểu như: tối anh có về ăn cơm không, hoặc buôn chuyện vớ vẩn của con giai khi đưa đi học. Và rồi vợ chồng lại làm hòa".
Theo người phụ nữ đã có 8 năm hôn nhân này chia sẻ thì: "Mỗi cuộc chiến tranh lạnh của vợ chồng xảy ra thường không có lợi vì dễ đẩy vợ chồng xa nhau và gây trạng thái buồn bực khi đi làm. Chính vì thế, vợ chồng mình chưa khi nào chiến tranh lạnh quá 2 ngày cả".
"Nhờ con là người đưa tin"
Hồng Hạnh, 29 tuổi (Cán bộ công chức) rất khổ sở mỗi khi vợ chồng chiến tranh lạnh dù cũng đã trải qua gần 5 năm hôn nhân.
Theo Hạnh, vợ chồng cô có thể chiến tranh lạnh chỉ vì khi sự việc rất đơn giản: "Ngoài giờ đi làm việc nhà nước, mình một nách hai con nhỏ. Trong khi đó, chồng mình rất ham bù khú cùng bạn bè, nên thời gian dàng cho gia đình rất ít. Mình hiểu bản chất của anh là người đàn ông chăm lo cho gia đình, thương vợ con, hết mực chiều vợ con song những khi nào có bạn bè rủ, anh như tàu hỏa nhập ma quên hết mọi việc.
Thế là vợ chồng mình bắt đầu cãi cọ nhau và "chiến tranh lạnh" của vợ chồng mình bắt đầu tái diễn. Cuộc chiến nào cũng thường kéo dài hàng tuần mới làm lành vì ai cũng có lòng tự trọng nên không ai chịu xuống nước trước".
Hồng Hạnh, 29 tuổi
Hạnh cũng tâm sự: "Mỗi khi chiến tranh lạnh xảy ra, lúc nào mình cũng cảm thấy ngột ngạt, buồn bã, căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu nhức óc. Đã thế, khi chiến tranh lạnh, nhiều lúc con khóc ông xã mặc kệ không đoái hoài gì. Vì thế mình càng tức điên lên.
Khổ nhất là những lúc vợ chồng phải đối diện với bố mẹ chồng (chúng mình ở với ông bà). Do không muốn để các cụ biết, nên mỗi khi ăn cơm mình phải cố tỏ ra không có gì. Sau khi 2 đứa đối diện thì vẫn mặt nặng mày nhẹ, không ai nhường ai...".
Trong quãng thời gian này, vợ chồng mình không nói với nhau câu nào, cần trao đổi thì nhắn tin qua điện thoại, hoặc biến con cái thành người đưa tin. Những lúc như thế, con lại hay thắc mắc hỏi: 'Sao bố mẹ không hỏi nhau?'. Thương con, vợ chồng mình lại ngồi lại với nhau để nói chuyện sai trái".