Posted by : admin 03 tháng 2, 2014


Truyện cười năm 2014 phần 4
Xỏ quan huyện
Một hôm, trên đường đi học về Văn Giáo qua bến đò An Thường thì gặp quan huyện Hoài Ân cùng đi qua đò sang sông. Vì gặp một viên quan hống hách và tham lam, mọi người đều dạt sang hai bên vệ đường để cho hắn xuống đò. Riêng Văn Giáo chẳng chịu nhường quan, cứ chen với quan xuống đò. Quan huyện tức quá mới gọi ông lại hỏi: 

- Mày là con nhà ai mà dám hỗn thế?
Văn Giáo giả vẻ khúm núm thưa:
- Dạ, con là học trò.
Quan huyện nghe nói học trò, liền nảy ra một ý:
- Hừ! Mày là học trò hãy đối cho tao nghe thử, nếu không được sẽ ăn đòn cũng chẳng muộn. Hắn hắng giọng đọc vế đối:
Học trò là học trò con,
Ði học lon ton là con học trò.
Văn Giáo chẳng cần suy nghĩ, đáp ngay:
Quan huyện là quan huyện thằng
Xử kiện lằng nhằng là thằng quan huyện.
Quan huyện tái mặt, không ngờ cậu học trò mà dám đối xẵng đến như vậy. Hắn liền ra câu đối tiếp, nếu đối được mới cho lên bờ:
Ông quan bạc qua chiếc đò bạc
Văn Giáo giả vờ suy nghĩ, cốt để chở cho thuyền gần đến bờ, rồi hỏi: vàng đối với bạc được không ạ. Quan huyện kêu được quá. Văn Giáo đối ngay:
Con chó vàng ngậm cục cứt vàng.
Nghe xong, quan huyện tức quá định sai lính đánh đòn, thì vừa lúc thuyền cập bến, Văn Giáo nhảy tót lên bờ chạy biến.


 -------------------------------------

Ðối đáp sứ Nguyên
Mạc Ðĩnh Chi đi sức triều Nguyên, lúc vào bệ kiến, vua Nguyên muốn thử tài sứ thần nước Nam, đồng thời cũng muốn dò khí tiết của Mạc Ðĩnh Chi, bèn ra một vế đối:
Nhật hoả Vân Yên, bạc đán thiêu tàn ngọc thố
Nghĩa là:
Mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy vầng trăng
Mạc Ðĩnh Chi biết là vua Nguyên kiêu căng tự cho mình là mặt trời, coi nước Nam như mặt trăng ban ngày nhất thiết bị mặt trời thôn tính, ông bèn ứng khẩu đối ngay:
Nguyệt cung linh đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô
Nghĩa là:
Trăng là cung, sao là đạn, chiều tối bắn rơi mặt trời.
Vua Nguyên nghe đối giật mình, biết là bị trả miếng rất đau, nhưng cũng rất kính phục Mạc Ðĩnh Chi, bèn thưởng rất hậu cho Trạng nước Nam.
Một lần khác, người Nguyên lại giở trò đánh đố chữ. Họ viết bốn câu thơ sau và thách Mạc Ðĩnh Chi giải nghĩa:
Nhất diện lưỡng mi
Nhất sấu nhất phì
Nhất niên nhất nguyệt
Nhất nhật tam kỳ
Nghĩa là:
Một mặt đôi mày, một gầy một béo, một năm một tháng, một ngày ba lần.
Thật là ngô nghê, khó hiểu. Vậy mà Mạc Ðĩnh Chi chỉ đưa mắt đã giảng rằng đó là chữ bát. Vì chữ bát tựa như đôi lông mày lại gồm một nét to, nét nhỏ, vả lại mỗi năm có một tháng tám chữ bát còn đồng âm với chữ bát đựng đồ ăn, vì đó mà mỗi ngày phải dùng bát để ăn đến ba lần.
Thế là, một lần chơi chữ, một lần đố chữ đều bị Mạc Ðĩnh Chi đối đáp trôi chảy và sắc sảo, người Nguyên rất kính nể thường ví ông với Án Tử đời Xuân Thu, vì hai người tuy tớng mạo xấu xí nhưng tài trí thì chẳng ai bằng.



Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

Xem nhiều nhất

Thể loại

Được tạo bởi Blogger.

Các bài đăng

About

- Copyright © Trang Giải Trí Tổng Hợp -timgicodo- Powered by timgicodo - Designed by Join Canedy -